Đau Cứng Cổ: Tìm Cách Điều Trị Để Không Gây Biến Chứng!

Đau cứng cổ là một vấn đề sức khỏe có thể gây ra sự bất tiện, giới hạn về chức năng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Đau Cứng Cổ: Tìm Cách Điều Trị Để Không Gây Biến Chứng!

Có nhiều nguyên căn gây hiện tượng đau cứng cổ ở mỗi người. Hiện tượng này không chỉ khiến cổ vai gáy bị đau nhức mà còn khiến chất lượng cuộc sống của mọi người bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang tìm những giải pháp để cải thiện tình trạng bệnh này thì đừng bỏ qua những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Đau cứng cổ là bệnh gì?

Đau cứng cổ là triệu chứng phần cổ bị đau nhức với nhiều mức độ khác nhau. Khi bị cứng cổ, các vùng này thường bị co cứng khiến người bệnh rất khó cử động và không thể xoay đầu.

Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột đặc biệt là sau khi vận động mạnh hoặc dễ xuất hiện vào mỗi buổi sáng. Đôi khi, dấu hiệu của bệnh này thường thoáng qua ở mức độ nhẹ nên nhiều người thường bỏ qua. Thế nhưng, nếu đau cứng cổ trong thời gian dài mà không phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đau cứng cổ là bệnh gì?

Nguyên nhân gây đau cứng cổ

Đau cứng cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 nguyên nhân chính chủ yếu đó là:

Mô mềm bị tổn thương hoặc căng cơ

Bất kỳ hoạt động nào khiến cổ ở tư thế không thoải mái trong thời gian dài đều có thể gây mỏi và co thắt cơ cổ. Ví dụ: cầm điện thoại với tư thế nghiêng đầu khi nghe điện thoại, ngủ sai tư thế, kê gối quá cao hoặc không có gối, vác vật nặng trên vai hay nhìn xuống màn hình máy tính quá nhiều. Ngoài ra, cũng có thể do tính chất công việc như lái xe, sơn trần.

Một lý do khác cũng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở giới trẻ, đó là dành quá nhiều thời gian nhìn xuống màn hình điện thoại.

Mắc một số bệnh lý khác

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện của bệnh này là sẽ xuất hiện các gai xương và chèn ép dây thần kinh vùng cổ vai gáy gây nhức mỏi. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức cứng mỏi mỗi khi ngủ dậy. Hiện tượng này thường dễ gặp nhất ở độ tuổi trung niên (ngoài 40 tuổi)

  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh: Tình trạng đau cứng cổ kéo dài sẽ gây nhức mỏi. Do đó, người bệnh không chỉ bị đau nhức mà còn ảnh hưởng đến tình trạng giấc ngủ, gây mất tập trung và dễ xúc động.

  • Vôi hóa cột sống: Hiện tượng này là do canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Những phần xương này sẽ chèn ép thần kinh ống khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó vận động.

  • Viêm bao khớp vai: Người bệnh sẽ bị đau một bên khớp nhất là khi nằm nghiêng. Nhiều trường hợp nặng sẽ không thể đưa tay ra sau và lấy được đồ ở trên cao.

  • Rối loạn khớp bả vai: Nếu bạn ngồi một chỗ trong nhiều giờ và không thay đổi tư thế sẽ khiến các cơ bị căng và dẫn tới đau cứng cổ vai gáy. Hiện tượng này dễ gặp nhất ở những nhân viên văn phòng, thợ may hoặc người lái xe.

Nguyên nhân gây đau cứng cổ

Các triệu chứng thường gặp của đau cứng cổ

Các triệu chứng thường gặp của cứng cổ bao gồm:

  • Cơn đau thường nặng hơn khi giữ đầu ở tư thế kéo dài, chẳng hạn như: lái xe hoặc làm việc trước màn hình máy tính.

  • Căng cơ và co thắt

  • Chuyển động đầu hạn chế, có thể dẫn đến không thể quay đầu lại

  • Đau đầu

Bên cạnh các triệu chứng thường gặp kể trên, các triệu chứng khác của đau cứng cổ phải kể đến như: Cơn đau tăng dần hoặc kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân và kèm theo nhức đầu, suy nhược, tê như cảm giác bị kim châm, cảm giác giảm hoặc mất hoặc các dấu hiệu bất thường khác …. thì cần được chăm sóc y tế ngay để điều trị kịp thời…

Các triệu chứng thường gặp của đau cứng cổ

Phương pháp chẩn đoán đau cứng cổ

Chẩn đoán đau cứng cổ thường được thực hiện thông qua một sự kết hợp của lịch sử bệnh, kiểm tra lâm sàng, và các phương pháp hình ảnh. Với công nghệ cùng hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, hiện nay các phương pháp chẩn đoán đau cứng cổ phổ biến bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng MRI, chụp X-quang: Thông qua các hình ảnh sau khi đã chiếu chụp, các bác sĩ sẽ dễ dàng tìm ra được nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng đau cứng cổ.

  • Xét nghiệm máu: Nguyên nhân gây đau cứng cổ có thể do người bệnh bị nhiễm trùng hoặc bị viêm.

Phương pháp chẩn đoán đau cứng cổ

Cách điều trị đau cứng cổ hiệu quả

Điều trị đau cứng cổ hiệu quả thường liên quan đến việc kết hợp các phương pháp chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống và điều trị y học. Dưới đây là một số cách điều trị thường được sử dụng:

Vì sao cần điều trị đau cứng cổ càng sớm càng tốt?

Việc điều trị đau cứng cổ càng sớm càng tốt là quan trọng vì nó có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng và giảm bớt triệu chứng đau và khó chịu. Nếu bạn có các triệu chứng đau cứng cổ, hãy thăm bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.

Thăm khám và điều trị vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị đau cổ vai gáy được áp dụng rộng rãi, có tác dụng với hầu hết bệnh nhân và giúp giảm đau bằng cách kéo giãn một số mô mềm quanh khớp, các bài tập giãn cơ, giãn cơ vai... cũng như liệu pháp nhiệt, thủy liệu pháp...

Khi thực hiện vật lý trị liệu, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên nghiệp, có kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và bác sĩ chất lượng cao để giúp đánh giá chính xác cơn đau và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị đau cứng cổ hiệu quả

Chườm nóng/ lạnh

Trong những ngày đầu, người bệnh có thể chườm đá hoặc túi đá chuyên dụng lên vùng đau khoảng 15 – 20 phút để giảm viêm, đau, thư giãn cơ.

Sau đó, bệnh nhân có thể chườm ấm xen kẽ với miếng đệm nóng vừa phải hoặc tắm nước ấm để giảm cứng cổ.

Thay đổi lối sống

Người mắc chứng cổ đau cứng cũng cần thay đổi thói quen hoạt động hàng ngày của họ. Điều này bao gồm việc thực hiện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ và thường xuyên, tránh ngồi ở cùng một vị trí trong thời gian dài, đảm bảo ngủ đúng tư thế và sử dụng gối phù hợp. Đồng thời, họ cần biết cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng để giảm bớt đau đớn, cảm giác căng cứng và khó chịu.

Cách phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ

Phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ là quan trọng để duy trì sức khỏe cổ và tránh sự khó chịu. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa đau cứng cổ:

  • Thay đổi tư thế làm việc

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Giảm căng thẳng

  • Tập thể dục cổ đều đặn

  • Sử dụng thiết bị điện tử một cách cân nhắc

  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể

  • Đi thăm khám định kỳ.

Cách phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ

Trung tâm trị liệu cơ xương khớp Thiện Nhân - Điều trị đau cứng cổ uy tín

Trung tâm trị liệu cơ xương khớp Thiện Nhân là một trong những trung tâm thăm khám sức khỏe uy tín hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, nơi đây sẽ mang đến bạn những dịch vụ tốt nhất với những phác đồ điều trị giúp bạn sớm hồi phục sức khỏe.

Đặc biệt, để tiết kiệm thời gian cho đội ngũ y bác sĩ cũng như giúp bạn chủ động hơn trong việc khám chữa bệnh, trung tâm trị liệu cơ xương khớp Thiện Nhân cho phép bạn đặt lịch hẹn bác sĩ trực tiếp qua hotline hoặc trên hệ thống của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời khi lựa chọn Thiện Nhân là địa chỉ trị liệu.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ 1: 218/5 Nam Kỳ Khơi Nghĩa, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Địa chỉ 2: 96/7 Tây Hòa, PHước Long A, Thủ Đức, thành phố Hồ CHí MInh

  • Số điện thoại liên hệ: 0336 044 055 - 028 9999 44 55

  • Email: thiennhan.tdcs@gmail.com

Hy vọng với những triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh đau cứng cổ mà chúng tôi đề cập trong bài viết trên sẽ giúp bạn tìm và phát hiện ra bệnh một cách sớm nhất. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên để không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bạn nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chi nhánh Quận 3
Chi nhánh Quận 9

THIỆN NHÂN
THÂN KHOẺ TÂM AN


Mỗi khách hàng đến với Cơ Xương Khớp THIỆN NHÂN là một tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu khác nhau nhưng tất cả đều có chung một nguyện vọng có được Thân Khoẻ - Tâm An. Thấu hiểu được điều đó,  THIỆN NHÂN mong muốn trở thành người đồng hành trên chặng đường khôi phục sức khoẻ bằng các phương pháp không dùng thuốc.

ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây